DÙ ĐỐI MẶT VỚI KHÔNG ÍT KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC SONG NHỮNG NĂM QUA TẬP THỂ CBCNV CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BÌNH THUẬN (KTCTTL) TỈNH BÌNH THUẬN LUÔN NỖ LỰC THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CTTL ĐẢM BẢO TƯỚI TIÊU PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG DÂN SINH TRÊN ĐỊA BÀN GÓP PHẦN QUAN TRỌNG VÀO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ NGHIỆP TAM NÔNG (NÔNG NGHIỆP - NÔNG DÂN – NÔNG THÔN) CỦA TỈNH NHÀ.
Phát huy vai trò động lực trong xây dựng nông thôn mới
Bình Thuận vốn là vùng đất khô hạn nhất nhì cả nước, đời sống nhân dân hết sức bấp bênh. Tuy vậy những năm qua nhờ sự quan tâm đầu tư của Trung ương và sự nỗ lực của địa phương, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 344 công trình tạo nguồn và dẫn nước chính để vận hành khai thác gồm: 48 hồ chứa với tổng dung tích 338,4 triệu m3; 132 đập dâng; 21 trạm bơm; 164 kênh chính và kênh nối mạng với tổng chiều dài 915,9 km. Ngoài ra Công ty còn quản lý hơn 800 kênh nhánh và hơn 5.000 công trình trên kênh các loại trong đó có trên 2.200 thiết bị đóng mở các loại.
Tổng diện tích canh tác được tưới tiêu từ CTTL là 54.000 ha, trong đó: lúa và hoa màu 33.000 ha, thanh long 21.000 ha. Để phát huy tối đa hiệu quả của các công trình, bên cạnh việc duy tu, sửa chữa kịp thời. Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận còn tập trung đầu tư từng bước hiện đại hoá hệ thống CTTL, trong đó chú trọng cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá hệ thống kênh mương; xây dựng mới CTTL cho các khu vực chưa chủ động tưới tiêu; cải tạo, nâng cấp các hồ, đập được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an toàn công trình.
Thông qua những nổ lực trên đã giúp công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận quản lý khai thác tốt các CTTL; thực hiện điều tiết cân đối đủ nguồn nước tưới tiêu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn, góp phần mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà. Theo thời gian, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng phát triển, doanh thu, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi sinh, môi trường nước theo quy định trong quá trình vận hành khai thác và bảo vệ các CTTL. Điều quan trọng là thông qua hoạt động của mình, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận đã góp phần làm thay đổi đáng kể nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của hạ tầng thuỷ lợi cùng giúp họ ý thức rõ hơn tài nguyên nước là một loại hàng hoá đặc biệt, từ đó có các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước.
Gỡ “nút thắt”
Trao đổi với phóng viên, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận – ông Nguyễn Hữu Huệ cho biết bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động của đơn vị cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trên thực tế phần lớn công trình công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận quản lý hiện nay được tiếp nhận lại từ địa phương, không có hồ sơ lưu trữ, đặc biệt là hồ sơ thu hồi đất, gây khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản, triển khai cắm mốc bảo vệ nguồn nước và thực hiện các hồ sơ quản lý công trình theo quy định. Đặc thù CTTL có vốn đầu tư lớn; nằm rải rác trên khắp địa bàn tỉnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên của thời tiết khí hậu như: nắng, mưa, bão lũ, hạn hán,… đa số các công trình được đầu tư từ trước 1990, chủ yếu là đất đá chưa được kiên cố hoá và đã xuống cấp, thiết bị vận hành truyền thống bằng cơ khí thô sơ nên tỷ lệ thất thoát nước lớn; một số công trình đầu tư chưa đồng bộ, thiếu hệ thống kênh nhánh không phát huy được năng lực tưới ban đầu. Bên cạnh đó nhận thức của người dân trong việc quản lý và sử dụng nguồn nước còn hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình xả rác và nước thải ô nhiểm vào hệ thống kênh. Hầu hết các trục tiêu, tuyến xã lũ bị bồi lấp, xói lở, cây cối che phủ, lại bị người dân xâm lấn làm co hẹp dòng chảy ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước, gây tình trạng ngập úng tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty…
Để từng bước khắc phục những khó khăn, bất cập trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, đầu tư và khai thác các CTTL trên địa bàn, trong thời gian tới Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận sẽ chủ động đổi mới, kiện toàn tổ chức hoạt động, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định; tằng cường thực hiên cơ chế khoán 4 trong công tác quản lý, khai tác, bảo vệ công trình để tiết kiệm điện, nước, nhân công và các chi phí khác, nâng co tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có điều kiện nâng cao thu nhập cho cá nhân, đơn vị; thực hiện chuyển dịch, mở rộng đối tượng phục vụ của CTTL, tăng cường khai thác đa mục tiêu để nâng cao hiệu quả công trình. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước hiện đại hoá công tác quản lý, khai thác nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; bảo đảm an toàn công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh an toàn, hiệu quả, tiết kiệm nước; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tưới, tiêu khoa học. Nâng cao năng lực hệ thống hiện có (nâng cấp các hồ chứa, kiên cố hoá kênh mương, hiện đại hoá công tác giám sát, vận hành hồ chứa và công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, lũ lụt,...) gắn với thực hiện các giải pháp chuyển nước nối mạng CTTL, trọng tâm là sử dụng nước sau thuỷ điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các vùng đồi núi, vùng đất dốc để nâng cao hiệu quả nguồn nước trong các CTTL.
Song song đó, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Bình Thuận cũng sẽ tăng cường thành lập và cũng cố các tổ chức hợp tác dùng nước (PIM) để nâng cao hiệu quả hệ thống thuỷ nông nội đồng - thủy lợi mặt ruộng sau CTTL; đẩy mạnh ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành; khuyến khích áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi bố trí lại cơ cấu sử dụng đất hợp lý trong điều kiện nguồn nước; đồng thời điều chỉnh cơ cấu cây trồng để phù hợp với lượng nước hiện có và dự báo trong tương lai, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, cải thiện thu nhập cho bà con nông dân.
(Nguồn tạp chí Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương)